TẠI SAO HÌNH THỨC THƯỞNG PHẠT LẠI KHÔNG PHÙ HỢP?
#Nuôi_dạy_con_bằng_trái_tim_của_một_vị_Phật
1?️Trừng phạt khiến trọng tâm bị chuyển từ việc điều chỉnh hành vi sang việc hình phạt có công bằng hay không, và có bị cưỡng ép hay không.
2?️Sự trừng phạt khiến đứa trẻ tức giận. Khi trẻ tức giận chúng không quan tâm đến hành vi bị phạt – chúng chỉ tập trung vào việc nổi giận với cha mẹ. Khi đứa trẻ trở nên giận dữ với cha mẹ, nó cho rằng cha mẹ "sai" còn bản thân mình 'đúng'.
3?️Hình phạt có thể chỉ có tác dụng trong một khung thời gian nó xảy ra, không có tác dụng lâu dài trong việc thay đổi hành vi. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi hình phạt dừng lại thì hành vi cũ lại tái diễn. Nhiều bằng chứng cho thấy việc thay đổi hành vi là kết quả của hình phạt phụ thuộc vào tình huống, khi cha mẹ có mặt hoặc không có mặt ở đó hoặc không có khả năng phát hiện ra hành vi không phù hợp. Vì vậy, trẻ em có thể hành xử ngoan ngoãn trong nhà nhưng khi ở nhà bạn hoặc ở nơi nào khác mà chúng biết cha mẹ không rõ về những gì chúng làm thì chúng sẽ cư xử theo một kiểu khác.
4?️Các nghiên cứu cho thấy việc trừng phạt dẫn đến thay đổi hành vi dựa trên sự lo sợ bị phát hiện, chứ không phải là nhận thức hành vi đó "đúng" hay "sai".
5?️Bởi vì hình phạt gây ra sợ hãi, trẻ sẽ nói dối để tránh bị trừng phạt.
6?️Hình phạt có thể dẫn đến hành vi hung hăng.
7?️Bị trừng phạt thể chất đẩy trẻ vào trạng thái cảm xúc hỗn loạn khiến chúng khó tiếp nhận được các bài học mà người lớn đang cố dạy
8?️Hình phạt tàn phá lòng tin. Làm sao chúng ta có thể tin tưởng vào ai đó đã trừng phạt chúng ta, dù là về thể chất hay tinh thần? Chúng ta không thể, và bọn trẻ cũng vậy. Hình phạt sẽ tạo ra kết quả là sợ hãi, oán hận và không tin tưởng.
9?️Hình phạt tạo ra bầu không khí đối đầu
10?️Trừng phạt lấy đi khỏi đứa trẻ tính chịu trách nhiệm với hành vi thích hợp và sự chia sẻ chân thành với cha mẹ chúng. Khi chúng ta sử dụng hình phạt, bằng hành động của mình, chúng ta đã chấp nhận trách nhiệm về hành vi của trẻ. Cha mẹ đóng vai trò là người phán xét, cho rằng hành vi nào là 'sai', là người đưa ra biện pháp sửa chữa. Vì lý do đó, trẻ cảm thấy chúng không có trách nhiệm với hành động của mình.
11?️Trừng phạt ngăn cản con trẻ có quyền được trải nghiệm và học hỏi từ những hậu quả do hành động của chúng gây nên. Tất cả hành vi tiêu cực, bất thiện đều có những hậu quả tiêu cực. Thường thì tất cả những gì chúng ta cần làm là giúp con nhìn thấy những hậu quả tiêu cực – chứ không phải là tạo ra những kết quả mới. Vai trò của chúng ta làm cha mẹ là giúp con biết các lựa chọn tích cực thay thế cho hành vi không thích hợp.
Tặng Bộ Sách PDF hay nhất của LeJapan (miễn phí)
❤️Phần thưởng cũng có thể gây phản tác dụng. Nếu sự chấm dứt hành vi tiêu cực được khen thưởng bởi một phụ huynh, không có nghĩa là đứa trẻ đó hiểu được lý do tại sao hành vi đó được gọi là tiêu cực và tại sao cần phải chấm dứt hành vi đó. Tương tự như vậy, hành vi tích cực có thể được khen thưởng mà đứa trẻ cũng không hiểu tại sao hành vi đó được gọi là 'tích cực'. Nếu người trao thưởng vắng mặt thì tại sao đứa trẻ vẫn phải tiếp tục cư xử ngoan?
❤️ Tại sao việc thay đổi hành vi lại không mang lại lợi ích cho con trẻ: Hình phạt và khen thưởng được sử dụng như một hình thức thay đổi hành vi. Cách tiếp cận điều chỉnh hành vi cố gắng thay đổi hành vi bên ngoài của một đứa trẻ thay vì thay đổi suy nghĩ và cảm xúc bên trong. Vì vậy, điều chỉnh hành vi là một cách tiếp cận môi trường bên ngoài – nó đặt tất cả trách nhiệm về hành vi của trẻ lên chúng ta, người làm cha mẹ.
Đây là Video Phát Triển Bản Thân được xem nhiều nhất của LeJapan trên Youtube:
❤️ Con trẻ có khả năng định hướng được hành vi của chính mình. Thay đổi hành vi tập trung vào hậu quả chứ không tập trung vào nguyên nhân gây ra hành vi đó. Chúng ta cần hiểu rằng nguyên nhân có trước hành vi trong khi hậu quả là kết quả tất yếu của hành vi. Do đó điều chỉnh hành vi không được xem là cách tiếp cận phù hợp nhất. Điều này không có nghĩa là điều chỉnh hành vi không có tác dụng. Nó có thể giúp trẻ thay đổi hành vi, nhưng nó không hỗ trợ cho trẻ hiểu được nguyên nhân và kết quả cũng như xây dựng một bộ quy tắc đạo đức để hướng dẫn hành vi của chúng trong cuộc sống.
❤️ Cách tiếp cận thay đổi hành vi theo phương pháp NUÔI DẠY CON BẰNG TRÁI TIM CỦA MỘT VỊ PHẬT. là gì? Các nghiên cứu cho thấy trẻ em có tâm điểm kiểm soát bên trong cao hơn tâm điểm kiểm soát bên ngoài là những trẻ có cha mẹ cư xử với chúng một cách nhất quán, cho chúng nhiều quyền tự chủ hơn đồng thời có mối quan hệ sâu sắc hơn và từ ái hơn. Nói cách khác, nếu chúng ta đối xử với con của chúng ta bằng lòng từ ái, chúng sẽ có xu hướng phát triển tâm điểm kiểm soát bên trong. Vậy rõ ràng phương pháp NUÔI DẠY CON BẰNG TRÁI TIM CỦA MỘT VỊ PHẬT sẽ hỗ trợ đứa trẻ có được tâm điểm kiểm soát bên trong, cùng sự hiểu biết rõ về nghiệp, tức là hiểu về nhân quả.
Bạn nên Download Sách Ebook PDF (miễn phí) ở đây về đọc thêm: https://lejapan.com và https://akirale.com
Bộ sách này bao gồm các chủ đề: Phát Triển Bản Thân, Kinh Doanh, Đầu Tư, Chứng Khoán.
Sách được trình bày dưới dạng sách Ebook PDF, rất hay, sinh động và dễ hiểu.
❤️Link đặt sách:
https://nhasachthaiha.vn/…/nuoi-day-con-bang-trai-tim-cua-m…
Miễn phí: Đăng ký nhận Tài Liệu, Sách Ebook PDF, Video PHÁT TRIỂN BẢN THÂN, KINH DOANH, ĐẦU TƯ ở đây: https://lejapan.com và https://akirale.com .
- 14 cuốn sách hay giúp nâng cao chỉ số Thông minh Tài chính + Kiến thức Kinh tế (nên đọc) AkiraLe.com - 31/05
- 10 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ CƠ THỂ TIẾT RA 4 LOẠI HORMONE ĐÁNH BAY BUỒN CHÁN 🔴 AkiraLe.com - 24/05
- SỐNG PHẢI “TO GAN” LÊN MỘT CHÚT 👉Gặp tiểu nhân dám từ chối👉Gặp cơ hội dám dấn thân LeJapan.com Akira - 16/05