#Kiến_thức_kinh_doanh TẬN DỤNG "QUY TẮC MAN" TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG MỤC…

【1】Tải Sách Hay (PDF) miễn phí ở đây: https://lejapan.comhttps://akirale.com .

#Kiến_thức_kinh_doanh
TẬN DỤNG "QUY TẮC MAN" TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Khi chúng ta quyết định gặp gỡ khách hàng, trước tiên phải phán đoán một cách chính xác đó có phải là khách hàng tiềm năng hay không. Đó là kĩ năng cần thiết đối với nhân viên bán hàng, dưới đây chúng ta sẽ căn cứ vào “quy tắc MAN” để phán đoán đối phương có phải là khách hàng tiềm năng hay không. “Quy tắc MAN” chính là chỉ bán sản phẩm cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:

Tặng Bộ Sách PDF hay nhất của LeJapan (miễn phí)

1. Khả năng chi trả (Money)

Trước khi bán hàng, chúng ta nhất định phải đảm bảo đối phương có đủ khả năng chi trả, có thể gánh vác chi phí sản phẩm, tránh tốn công vô ích. Khách hàng có nhu cầu mua hàng, lại có khả năng chi trả, không còn nghi ngờ gì nữa chính là khách hàng tiềm năng lí tưởng nhất. Nếu khách hàng có khả năng chi trả tiềm ẩn rất lớn, độ tin cậy cao, chỉ là tạm thời không quay vòng vốn được, chúng ta cũng có thể yên tâm, mạnh dạn liệt vào trong phạm vi khách hàng tiềm năng, thậm chí có thể chủ động hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề về mặt chi trả, đồng thời kiến nghị khách hàng lợi dụng khoản vay ngân hàng hoặc các phương thức tín dụng khác để mua sản phẩm, khi cần thiết còn có thể cho nợ.

Đây là Video Phát Triển Bản Thân được xem nhiều nhất của LeJapan trên Youtube:

2. Quyền quyết định (Authority)

Khi tiến hành giao dịch bán hàng cho một gia đình hoặc một tổ chức, trên thực tế là tiến hành bán hàng cho người có quyền quyết định. Nếu vẫn chưa xác định được khách hàng có phải là người đưa ra quyết sách hay không đã mù quáng chào hàng, vậy thì chắc chắn hiệu quả sẽ không tốt. Thông thường mà nói, nếu đối tượng tiêu thụ là gia đình, chúng ta phải chú ý phân tích các mối quan hệ liên quan trong gia đình khách hàng, tìm ra người đưa ra quyết sách. Đối với khách hàng là tổ chức, cơ quan, chúng ta phải tìm hiểu được kết cấu tổ chức nội bộ, quan hệ nhân sự, hệ thống quyết sách và phương thức quyết sách, nắm được quyền hạn của những người chủ chốt, tiến hành mua bán với người có trách nhiệm và có quyền quyết định. Dĩ nhiên, “quyền quyết định” cũng có tính tương đối, nhiều khi cho dù khách hàng không có quyền quyết định, nhân viên bán hàng cũng có thể lợi dụng tầm ảnh hưởng của khách hàng để dẫn dắt khách hàng tìm người có quyền quyết định thương lượng, thúc đẩy người này đưa ra quyết định.

Bạn nên Download Sách Ebook PDF (miễn phí) ở đây về đọc thêm: https://lejapan.com và https://akirale.com

Bộ sách này bao gồm các chủ đề: Phát Triển Bản Thân, Kinh Doanh, Đầu Tư, Chứng Khoán.

Sách được trình bày dưới dạng sách Ebook PDF, rất hay, sinh động và dễ hiểu.

3. Nhu cầu mua hàng (Need)

Nhân viên bán hàng nhất định phải làm cho khách hàng yêu thích sản phẩm của mình, nếu khách hàng không yêu thích sản phẩm thì cho dù họ có tiền, có quyền cũng không phải là khách hàng tiềm năng của chúng ta. Tuy nhiên không phải không có giải pháp đối với những khách hàng “không có nhu cầu”. Trong ngành bán hàng có một nguyên tắc quan trọng là tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Nhân viên bán hàng bình thường thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, còn nhân viên bán hàng ưu tú thì sáng tạo nhu cầu cho khách hàng. Dĩ nhiên, nếu đối phương không có một chút ham muốn mua bán nào, nhân viên bán hàng cũng không thể ép buộc.

Video cực đỉnh sẽ làm bạn thức tỉnh:


Tìm hiểu thêm về cuốn sách Chào hàng chuyên nghiệp để bán hàng thành công tại:

Tiki: bit.ly/chao-hang-chuyen-nghiep-de-ban-hang-thanh-cong
Fahasa: bit.ly/chao-hang-chuyen-nghiep-de-ban-hang-thanh-cong-fahasa
Minh Long: bit.ly/chao-hang-chuyen-nghiep-de-ban-hang-thanh-cong-


Miễn phí: Đăng ký nhận Tài Liệu, Sách Ebook PDF, Video PHÁT TRIỂN BẢN THÂN, KINH DOANH, ĐẦU TƯ ở đây: https://lejapan.comhttps://akirale.com .