CHA ĐẺ NGÀNH QUẢNG CÁO DAVID OGILVY: Hãy trở nên khác lạ và nổi bật giữa đám đô…

[ad_1]

? CHA ĐẺ NGÀNH QUẢNG CÁO DAVID OGILVY: Hãy trở nên khác lạ và nổi bật giữa đám đông

Chỉ với một chiếc băng chột mắt trong chiến dịch quảng cáo của Hathaway, David Ogilvy đã khiến thương hiệu này trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Và hơn thế nữa, nó cũng giúp chính David Ogilvy “một bước thành sao.”

Câu chuyện bắt đầu năm 1951, khi công ty quảng cáo Ogilvy & Mather có một khách hàng mới ghé thăm: thương hiệu CF Hathaway, một nhà sản xuất áo sơ-mi nhỏ đến từ Maine và chưa làm quảng cáo bao giờ. Ellerton Jette – chủ tịch của CF Hathway lúc bấy giờ – muốn bỏ ra 30.000 đô-la để thực hiện một chiến dịch quảng bá nhằm cạnh tranh với những thương hiệu áo sơ-mi khác lâu năm và tên tuổi hơn lúc bấy giờ.

Kỳ thực, so với tính cạnh tranh thị trường cũng như so với danh tiếng lẫy lừng trong giới quảng cáo của David Ogilvy lúc bấy giờ, 30.000 đô-la là một số tiền làm quảng cáo quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là “chẳng đủ để làm nên trò trống gì cả.” Nên suốt khoảng thời gian đầu thương thảo, Ogilvy luôn tỏ vẻ lưỡng lự, thậm chí có những lúc ông muốn từ chối thẳng. Nhưng nhờ sự kiên trì của Jette khi vị chủ tịch này hứa rằng Hathaway sẽ trở thành khách hàng kiêm đối tác lâu dài của Ogilvy & Mather, đồng thời ông cũng hứa để cho David Ogilvy có toàn quyền quyết định đối với các chiến dịch quảng cáo của hãng, tuyệt đối không can dự vào những ý tưởng sáng tạo của Ogilvy, bậc thầy quảng cáo mới đồng ý và bắt tay thực hiện.

Cũng vì số tiền làm quảng cáo quá khiêm tốn, Ogilvy biết rằng cách duy nhất để thu về lợi nhuận cho cả hai bên chính là phải làm một điều gì đó thật độc đáo và ấn tượng – “độc” đến độ chưa ai làm bao giờ!

Khoảnh khắc “eureka” đã đến với Ogilvy khi ông vô tình nhìn thấy ảnh chụp của Lewis Douglas, đại sứ Hoa Kỳ ở Anh. Trong hình, Douglas bị chột mắt do bị vướng móc câu trong một lần đi câu cá. Hình ảnh vị đại sứ ăn vận lịch sự bị chột mắt giúp ông nảy ra ý tưởng sử dụng chiếc băng che một mắt cho người mẫu trong hình ảnh minh họa sản phẩm áo sơ-mi Hathaway.

Ogilvy đưa những tấm ảnh đó cho người thợ chụp hình để tham khảo, rồi bảo người này rằng: “Cứ chụp cho tôi một đống hình người mẫu như thế này cho vui. Tôi ra ngoài một lát, rồi sẽ quay trở lại giao việc chính cho anh sau.”

Lúc sau, khi đã nhìn thấy kết quả chụp hình, Ogilvy ồ lên thừa nhận: “Đây chính là thứ chúng ta cần!”

Người mẫu trong loạt mẩu quảng cáo này là George Wrangell (1903-1969), một nam tước người Nga sinh sống ở New York. Các hình ảnh minh họa sản phẩm không chỉ toát lên một vẻ đẹp nam tính và phong thái ung dung đậm chất quý tộc của Wrangell, mà chúng còn ấn tượng công chúng bởi mảnh vải che mắt trên khuôn mặt phong độ của ông.

Nếu không có chiếc băng che mắt, các mẩu quảng cáo của Hathaway sẽ chẳng có gì khác biệt giữa một rừng các thương hiệu áo sơ-mi mà đâu đâu cũng tận dụng hình ảnh những người đàn ông đẹp trai ăn vận bảnh bao tựa như nhau.

Nhưng chỉ nhờ thêm vào chiếc băng che mắt, Hathaway trở nên khác lạ và nổi bật giữa đám đông, nhờ một yếu tố mà Ogilvy gọi là “điểm hấp dẫn nhất của câu chuyện,” khiến cho bất kỳ ai nhìn thấy mẩu quảng cáo cũng phải dừng lại, tò mò và thắc mắc: “Người đàn ông lịch lãm kia bị làm sao mà phải che đi một mắt?” Và sự tò mò khi lên đến cao trào, khiến cho người ta phải phát cuồng đi mua áo sơ-mi Hathaway để được trải nghiệm “sự thật.”

Chiến dịch quảng cáo đó tạo cơn sốt ngay lập tức. Nhà sản xuất và nhà quảng cáo chỉ tốn 3.176 đô-la để đăng các mẩu quảng cáo của Hathaway lên báo The New Yorker. Chỉ trong vòng một tuần, mọi chiếc áo Hathaway trong thành phố đều được bán sạch.

? Tìm hiểu ngay những cuốn sách hay nhất của David Ogilvy tại: https://bit.ly/3k6g40h
——————————–
Alpha Books – Knowledge is Power
? Call us: 1900 2647
? Explore more here: www.alphabooks.vn
? Join our community: Không gian Quản trị và Kỹ năng
#Alphabooks


[ad_2]